Xây nhà 30m2, 40m2, 50m2, 60m2, 70m2 hết khoảng bao nhiêu tiền?

Dự trù kinh phí xây dựng là 1 khâu rất quan trọng trước khi xây dựng 1 ngôi nhà.

Nhờ có dự trù kinh phí mà bạn sẽ biết được ngôi nhà bạn định xây sau khi hoàn thiện sẽ hết bao nhiêu tiền.

Từ đó giúp bạn dự toán tài chính, cân đối tài chính để quyết định xem có nên xây nhà năm nay hay để sang năm xây khi tài chính tốt hơn.

Đồng thời nó cũng giúp bạn quyết định nên xây 1 tầng/ 2 tầng/ 3 tầng hay 4 tầng?

Sau khi đọc hết bài viết này của chúng tôi, bạn sẽ trả lời được 1 loạt câu hỏi mà rất nhiều độc giả đang thắc mắc:

  1. xây nhà 3 tầng 30m2 hết bao nhiêu tiền
  2. xây nhà 40m2 hết bao nhiêu tiền
  3. xây nhà 3 tầng 40m2 hết bao nhiêu tiền
  4. xây nhà 50m2 bao nhiêu tiền
  5. xây nhà 3 tầng 50m2 hết bao nhiêu tiền
  6. xây nhà 60m2 khoảng bao nhiêu tiền
  7. xây nhà 1 tầng 60m2 hết bao nhiêu tiền
  8. xây nhà 2 tầng 60m2 hết bao nhiêu tiền
  9. xây nhà 3 tầng 60m2 hết bao nhiêu tiền
  10. xây nhà 70m2 cần bao nhiêu tiền
  11. xây nhà 2 tầng 70m2 hết bao nhiêu tiền
  12. xây nhà 3 tầng 70m2 hết bao nhiêu tiền

Vậy Hãy cùng tiếp tục đọc tiếp bài viết bên dưới ngay nào:

1/ Các khâu xây dựng quyết định tới giá thành xây dựng 1 ngôi nhà

Để xây dựng hoàn chỉnh 1 ngôi nhà thường sẽ trải qua các khâu:

  1. Xây dựng phần móng
  2. Xây dựng phần thô (tường, cột, sàn)
  3. Hoàn thiện ngôi nhà

Do đó chi phí xây dựng 1 ngôi nhà cũng sẽ phụ thuộc vào các khâu kể  trên

1.1/ Phần móng

Một ngôi nhà được xây dựng trên nền đất ổn định, đất thịt 100% sẽ có giá thành khác một ngôi nhà được xây dựng trên nền đất yếu, nền đất trước đây là ao, hồ…

Nếu nền đất để xây nhà yếu đồng nghĩa vỡi việc bạn sẽ phải  gia cố thêm phần ép cọc để ngôi nhà bạn sau này tránh bị nún, nứt…

Bạn sẽ phải tốn thêm nhiều tiền cho phần xử lý này

Ngược lại với 1 nền đất tốt,  để làm phần móng của ngôi nhà bạn chỉ cần đào phần đất thịt đó đi và đổ móng bè (băng) là xong. Bạn sẽ tiết kiệm được một khoản tiền kha khá do không phải ép cọc.

Thêm vào đó, nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế có tầng hầm thì xây dựng cũng sẽ cao hơn nhiều.

1.2/ Phần xây thô (tường, cột, sàn)

Phần xây thô này các ngôi nhà thường có đơn giá khá giống nhau.

Nếu ngôi nhà của bạn được thiết kế, bố trí nhiều cửa sổ hoặc cửa sổ rộng hơn các ngôi nhà khác, chi phí cho phần thô sẽ giảm đi 1 chút ít (do tốn ít gạch, vữa hơn). Tuy nhiên khi vào phần hoàn thiện, chi phí phần hoàn thiện sẽ bị tăng lên nhiều so với phần giảm đi ở phần thô.

Do chi phí làm cửa kính, cửa gỗ sẽ có giá thành cao hơn rất nhiều so với phần tường xây.

Đây sẽ là yếu tố quan trọng bạn sẽ phải cân nhắc quyết định đánh đổi

Nhiều cửa sổ, cửa sổ to đồng nghĩa với ngôi nhà của bạn sẽ thoáng hơn, đẹp hơn. Tuy nhiên chi phí xây dựng sẽ cao hơn.

1.3/ Phần hoàn thiện

Phần hoàn thiện là hạng mục tốn nhiều thời gian và tiền bạc nhất của ngôi nhà.

Với cùng 1 loại sản phẩm hoàn thiện nhưng có rất nhiều loại, mẫu mã và giá thành khác nhau.

Nếu bạn chọn những vật liệu hoàn thiện cao cấp thì giá thành ngôi nhà sẽ đẹp hơn, bền hơn tuy nhiên giá thành ngôi nhà của bạn cũng sẽ bị đội lên cao hơn.

Ngoài 3 phần trên, ngôi nhà của bạn còn chịu 1 phí nữa đó là phí thiết kế xây dựng.

Có chủ nhà sẽ không thuê kiến trúc sư để thiết kế nhà mà sẽ nhờ thợ cả của đội thầu tự thi công theo kinh nghiệm của họ.

Tuy nhiên, mỗi chủ nhà, mỗi lô đất có 1 yêu cầu, thói quen đặc điểm khác nhau, do đó bạn nên thuê 1 kiến trúc sư để thiết kế cho ngôi nhà của bạn.

Với bản vẽ thiết kế chi tiết, bạn sẽ hình dung rõ nét nhất ngôi nhà tương lai của bạn sẽ như thế nào sau khi hoàn thiện.

Nếu không có bản vẽ thiết kế, bạn sẽ rất khó hình dung ra ngô inhaf tương lai. Do đó rất dễ xảy ra trường hợp, đập -> sửa, mất thời gian và tiền bạc của bạn.

Hơn nữa có thể ngôi nhà không có bản vẽ sẽ có rất nhiều điểm bất hợp lý, không phù hợp với thói quen và công năng sử dụng của chủ nhà.

Lời khuyên của chúng tôi: Bạn nên thuê 1 kiến trúc sư có kinh nghiệm để thiết kế ngôi nhà của bạn. Phí thiết kế sẽ  hoàn toàn xứng đáng với những gì bạn sẽ nhận lại được.

Thông thường phí thiết kế nhà thưởng rơi vào khoảng: 250.000-300.000/1m2 sàn xây dựng. Tuy nhiên, nếu đội thiết kế có thể thi công luôn phần xây dựng thì giá thiết kế sẽ được giảm 1/2

2/ Vị trí ngôi nhà của bạn cũng quyết định giá thành xây dựng

Vật liệu xây dựng và chi phí nhân công cũng là 2 yếu tố chính quan trọng quyết định tới giá thành xây dựng 1 ngôi nhà.

Nếu ngôi nhà của bạn được xây dựng ở quê thì sẽ có giá xây dựng thấp hơn một ngôi nhà được xây dựng ở thành phố.

Bởi:

1 ngôi nhà xây dựng ở quê thì chi phí nhân công cũng được giảm đi đáng kể, vật liệu cũng rẻ hơn 1 chút so với vật liệu ở thành phố.

1 ngôi nhà nếu được xây ở mặt đường thuận tiện giao thông, ô tô đỗ cửa cũng sẽ có giá thấp hơn ngôi nhà được xây dựng trong ngõ ngách ko thuận tiện giao thông. Bới điều đó liên quan tới chi phí vật liệu xây dựng.

3/ Chi phí vật liệu và chi phí nhân công.

Để tạo lên 1 ngôi nhà thì 2 yếu tố cần phải có đó là vật liệu phần thô, vật liệu hoàn thiện và nhân công xây dựng.

3.1/ Chi phí nhân công

Tổng chi phí nhân công của ngôi nhà sẽ được tính theo công thức: Công thức: Đơn giá nhân công x diện tích sàn xây dựng = Tổng chi phí nhân công xây dựng.

Tuy nhiên, đơn giá nhân công mỗi khu vực, tỉnh thành, thời điểm sẽ có giá khác nhau.

Đơn giá nhân công thường có xu hướng tăng lên theo thời gian bởi lạm phát.

Tại thời điểm viết bài viết này (giữa năm 2021) ở khu vực Văn Điển, Thanh Trì, Hà Nội, đơn giá nhân công xây dựng đang có mức 1.4 triệu/m2 sàn.

Do đó:
Nếu ngôi nhà của bạn có diện tích đất xây dựng là 50m2, bạn định xây 3 tầng => tổng diện tích sàn sẽ là 50m2x3=150m2 sàn xây dựng.

=> Tổng chi phí nhân công cho hạng mục xây dựng cơ bản cho ngôi nhà của bạn sẽ là: 150m2x1.4 triệu = 210 triệu

3.2/ Chi phí vật liệu xây dựng phần thô

Vật liệu xây dựng bao gồm rất nhiều thành phần.

Như: cát, đá, xỏi, xi măng, thép, gạch, sơn, cửa, dây điện, ống nước, đá…

Đây là chi phí chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng giá thành xây dựng nhà.

Vật liệu xây dựng phần thô ngôi nhà

3.2 Chi phí hoàn thiện

Phần này bao gồm:
Trần thạch cao, sơn, cửa đi, cửa ra vào, lan can cầu thang, đá cầu thang, sàn gỗ, sàn gạch, rèm cửa, thiết bị vệ sinh, vật liệu cơ bản phòng bếp…

Vật liệu hoàn thiện là yếu tố quyết định khá lớn tới tổng giá thành xây dựng lên ngôi nhà. Vì vật liệu hoàn thiện có giá dao động khá lớn tùy vào mức độ cao cấp của vật liệu.

4/ Tổng kết

Theo kinh nghiệm xây dựng nhiều ngôi nhà ở Hà Nội, chúng tôi đúc kết được:
=> 1m2 sàn nhà xây dựng tại Hà Nội có đơn giá dao động từ 5 triệu – 6 triệu/m2.

Khoảng dao động này tùy thuộc vào: mức độ hoàn thiện, phần móng, vị trí, khu vực xây nhà.

Do đó:
Để ước lượng được số tiền cần thiết để xây nhà bạn sẽ tính theo công thức
Tổng diện tích sàn sẽ xây dựng X đơn giá xây dựng hoàn thiện (5-6 triêu/m2) = tổng số tiền cần chuẩn bị

4.1/ Với 1 ngôi nhà nếu diện tích đất là 30m2:

  1. Xây dựng 1 tầng sẽ cần  chuẩn bị số tiền: 150-180 triệu (đã hoàn thiện cơ bản, thiếu đồ rời, tủ bếp)
  2. Xây dựng 2 tầng cần  chuẩn bị : 300-360 triệu 
  3. Xây dựng 3 tầng cần  chuẩn bị: 450-480 triệu

4.2/ Với 1 ngôi nhà nếu diện tích đất là 40m2:

  1. Xây dựng 1 tầng sẽ cần  chuẩn bị số tiền: 200-240 triệu (đã hoàn thiện cơ bản, thiếu đồ rời, tủ bếp)
  2. Xây dựng 2 tầng cần  chuẩn bị : 400-480 triệu 
  3. Xây dựng 3 tầng cần  chuẩn bị: 600-720 triệu 

4.3/ Với 1 ngôi nhà nếu diện tích đất là 50m2:

  1. Xây dựng 1 tầng sẽ cần  chuẩn bị số tiền: 250-300 triệu (đã hoàn thiện cơ bản, thiếu đồ rời, tủ bếp)
  2. Xây dựng 2 tầng cần  chuẩn bị : 500-600 triệu 
  3. Xây dựng 3 tầng cần  chuẩn bị: 750-900 triệu 

4.4/ Với 1 ngôi nhà nếu diện tích đất là 60m2:

  1. Xây dựng 1 tầng sẽ cần  chuẩn bị số tiền: 300-360 triệu (đã hoàn thiện cơ bản, thiếu đồ rời, tủ bếp)
  2. Xây dựng 2 tầng cần  chuẩn bị : 600-720 triệu 
  3. Xây dựng 3 tầng cần  chuẩn bị: 900-1080 triệu 

4.5/ Với 1 ngôi nhà nếu diện tích đất là 70m2:

  1. Xây dựng 1 tầng sẽ cần  chuẩn bị số tiền: 350-420 triệu (đã hoàn thiện cơ bản, thiếu đồ rời, tủ bếp)
  2. Xây dựng 2 tầng cần  chuẩn bị : 700-840 triệu 
  3. Xây dựng 3 tầng cần  chuẩn bị: 1050-1260 triệu 

Hy vọng với những chia sẻ bên trên của chúng tôi sẽ giúp bạn dự trù được kinh phí xây dựng sát nhất.

Đừng quên chia sẻ ngay bài viết lên Facebook nếu cần phải đọc lại hoặc để bạn bè bạn cũng được biết những thông tin hữu ích này nhé.

Bài viết liên quan