Amidan là khối mô mềm trong cổ họng có tác dụng giúp bạn tránh bệnh tật và nhiễm trùng. Công việc chính của amidan là chống lại vi rút có hại tấn công cơ thể và vi khuẩn độc hại xâm nhập vào khoang miệng.
Tuy nhiên, Amidan cũng có thể bị nhiễm trùng do vi rút hoặc vi khuẩn tấn công. Khi đó Amidan sẽ bị sưng lên.
Khi Amidan bị sưng mãn tính gọi là phì đại amidan.
Vậy nguyên nhân gây sưng amidan là gì? Sưng/viêm amidan nên làm gì? Bị amidan nên làm gì?
Đọc tiếp bài viết để có câu trả lời rõ nhất.
Nguyên nhân gây ra sưng Amidan
Sưng amidan là do vi rút, chẳng hạn như: Virus herpes simplex loại 1 (HSV-1), Cytomegalovirus (CMV, HHV-5), Adenovirus, Virus sởi (rubeola), Virus Epstein-Barr (EBV)
Mặt khác, sưng amidan cũng có thể do một số chủng vi khuẩn gây ra. Vi khuẩn phổ biến nhất có thể là Streptococcus pyogenes (liên cầu nhóm A ).
Theo thống kê, khoảng 15 – 30% của các trường hợp liên quan đến sưng, viêm amidan là do vi khuẩn.
Triệu chứng khác
Một số triệu chứng bạn nên chú ý:
- Ngứa, đau cổ họng
- Amidan bị đỏ tấy
- Amidan có đốm trắng hoặc lớp phủ màu vàng
- đau ở hai bên cổ
- Ăn, uống khó nuốt, cảm giác vướng ở cổ họng
- sốt
- Hơi đau đầu
- hơi thở có mùi hôi, khó chịu
- Cơ thể mệt mỏi
Nó có thể là ung thư?
Sưng/viêm amidan có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Đặc biệt, với sức đề kháng kém trẻ em thường hay bị sưng/ viêm amidan. Trường hợp amidan có thể rất hiếm gặp.
Đặc biệt, ở người trường thành, 1 số triệu chứng cụ thể của sưng/ viêm Amidan có thể báo hiệu ung thư amidan. Bao gồm các:
Amidan sưng to không đau
Amidan có thể không kèm đau. Bạn có thể khó nuốt, khó thở, không cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ họng. Triệu chứng này có thể liên quan đến ung thư amidan, đặc biệt nếu tình trạng kéo dài lâu.
Tuy nhiên nó có thể liên quan tới bệnh lý khác như: dị ứng theo mùa, GERD, chảy dịch mũi sau.
Trẻ có cấu tạo vòm họng với hình dạng bất thường cũng có thể bị sưng amidan mà không hề đau, nhức.
Amidan có thể có kích thước khác nhau tùy mỗi người, đặc biệt là trẻ em.
Nếu bạn thấy amidan của bạn hoặc của con bạn to hơn mức thông thường, nhưng không hề đau hãy liên hệ bác sĩ để kiểm tra. Có thể điều này hoàn toàn là điều bình thường.
Sưng amidan mà không sốt
Ở một số trường hợp sưng/ viêm amidan nhẹ có thể không kèm theo sốt, đau, nhức.
Nếu amidan của bạn bị sưng, to ra trong thời gian kéo dài, đây rất có thể là dấu hiệu liên quan tới ung thư vòm họng.
Tuy nhiên sưng/viêm amidan không kèm theo sốt cũng có thể nguyên nhân do sâu răng, nướu, dị ứng.
Sưng một bên
Sưng 1 bên Amidan có thể là dấu hiệu báo hiệu ung thư Amidan. Hoặc nó cũng có thể gây ra bởi tổn thương trên dây thanh quản do hoạt động quá mức, áp xe răng hoặc chảy dịch mũi sau.
Nếu bạn bị sưng một bên amidan 1 thời gian lâu mà không tự khỏi hoặc đã sử udngj thuốc kháng sinh một thời gian mà không thấy tiến triển, hãy đến gặp bác sĩ/ bệnh viện để kiểm tra sớm.
Một số biểu hiện khác có thể cảnh báo ung thư amidan như:
- Giọng trầm hơn, âm thanh giọng thay đổi
- đau họng kéo dài lâu ngày
- tiếng bị khàn
- một bên tai bị đâu
- chảy máu từ miệng
- ăn, uống khó nuốt
- cảm giác cổ họng bị mắc kẹt
Điều trị
Nếu nguyên nhân gây sưng amidan do nhiễm vi khuẩn như vi khuẩn liên cầu, bạn sẽ cần phải sử dụng thuốc kháng sinhNếu không điều trị dứt điểm sớm tình trạng có thể dẫn đến các biến chứng, bao gồm:
- Thấp khớp
- Nhiễm trùng tai giữa
- Bệnh viêm màng não
- Bệnh viêm phổi
Nếu tình trạng viêm amidan tái phát thường xuyên bạn có thể đi khám bác sỹ ở bệnh viện để phẫu thuật cắt bỏ amidan.
Chỉ cần khoảng nửa giờ để thực hiện việc cắt Amidan.
Các biện pháp khắc phục tại nhà
Nếu bạn bị sưng/viêm amidan do vi-rút, các biện pháp điều trị sớm tại nhà có thể làm giảm bớt sự khó chịu của bạn. Nó giúp bạn sớm thấy thoải mái và mau khỏi hơn. Những điều cần thử bao gồm:
- Uống nước hoặc nước trái cây mát
- Uống trà ấm với mật ong hoặc ăn súp gà để bồi bổ cơ thể tăng sức đề kháng
- Súc miệng nước muối ấm 3-5 lần/ ngay
- Sử dụng viên ngậm, viên đá hoặc thuốc xịt họng
- Uống thuốc giảm đau/ thuốc hạ sốt
Phòng ngừa
Vi rút và vi khuẩn gây sưng amidan rất dễ lây lan.
Dưới đây là các biện pháp phòng ngừa:
- Tránh tiếp xúc với người bị bệnh sưng Amidan.
- Rửa tay thường xuyên khi tiếp xúc với người bị sưng amidan
- Tránh đưa tay lên miệng, mắt và mũi.
- Tránh dùng chung các vật dụng chăm sóc cá nhân như cốc, thìa…
- Không sử dụng chung đĩa, bát, đũa, thìa, cốc với người bị bệnh.
- Nếu bạn là người bị bệnh sưng amidan, hãy mua mới chải đánh răng sau khi đã hết bệnh.
- Ăn uống lành mạnh, nghỉ ngơi đủ, thể dục thể thao đều đặn để tăng sức đề kháng.
- Không hút thuốc lá, vape
Khi nào đến gặp bác sĩ
Nếu sưng amidan kéo lâu dài ngày (>3 này), bạn nên đến gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và uống thuốc phù hợp.
Điểm mấu chốt
Sưng/viêm amidan nguyên nhân thường do cùng một loại vi rút gây cảm lạnh thông thường gây ra. Sưng amidan do vi-rút gây ra thường khỏi sau khi tự điều trị tại nhà trong vài ngày.
Bạn sẽ cần uống thuốc kháng sinh để hết sưng. Nếu không được điều trị kịp thời, sưng Amidan có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng.
Nếu bệnh viêm amidan tái phát thường xuyên và nặng, bạn có thể cân nhắc nên cắt amidan.
Một số trường hợp, amidan sưng to lâu ngày có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư amidan.
Với các triệu chứng bất thường, chẳng hạn như amidan có kích thước không đối xứng, bạn nên đến bệnh viện chuyên khoa để được bác sĩ kiểm tra.
Nếu thấy bài viết có ích hãy chia sẻ lên facebook để mọi người cùng biết bạn nhé.